THẲNG THẮN TRUNG THỰC

Thứ bảy - 22/07/2023 05:21
THẲNG THẮN TRUNG THỰC
Thừa nhận lỗi sai của bản thân là một quá trình vô cùng đau khổ. Nhưng nếu không chịu thừa nhận lỗi sai, một mực biện hộ cho hành động của mình mà không chú ý tới hậu quả thì có lẽ kết quả cũng chẳng làm cho người khác hài lòng. Vậy nếu thẳng thắn nhận sai, dũng cảm nhìn thẳng vào sai lầm của mình thì có lợi ích gì? Liệu có ai chỉ trích bạn vì bạn làm vậy không? Chúng ta hãy xem nhà giáo dục nổi tiếng của Hoa Kỳ Dale Carnegie đã làm như thế nào nhé.

“Nếu xét về vị trí địa lý nơi tôi ở nằm gần trung tâm thành phố New York, nhưng từ nhà tôi đi bộ khoảng một phút thì có thể tới ngay một khu rừng. Khi mùa xuân đến, hoa cỏ ở đây mọc trắng một vùng, đám chồn thì mải mê làm ổ ríu rít trong rừng, cỏ dại mọc cao quá đầu gối. Tôi thường đem Rex tới đây chơi một trận đua chó. Rex là một con chó nhỏ thuộc giống chó săn, rất hiền lành và không làm hại người. Vì khi ở trong công viên, rất ít khi chúng tôi gặp người qua lại nên tôi thường không xích Rex và không đeo rọ mõm cho chú ta.

Một hôm, khi đang đi dạo trong công viên thì chúng tôi gặp một cảnh sát đang cưỡi ngựa, dường như rất vội vàng, anh ta thể hiện quyền uy của mình bằng cách nói lớn: “Tại sao anh lại để chó của mình chạy lung tung trong công viên thế kia, lại còn không xích, không đeo rị mõm cho nó nữa, anh không biết đấy là hành vi vi phạm pháp luật hay sao?”.

“Vâng, tôi có biết”, tôi từ tốn trả lời, “Nhưng vì tôi nghĩ rằng con chó của tôi sẽ không cắn người”.

“Anh không được cho rằng cái gì cả! Luật pháp không quản lý nhiều thứ như htế. Ở đây, nó có thể sẽ cắn chết những con chồn hoặc gây thương tích cho bọn trẻ. Lần này tôi không truy cứu, nhưng nếu lần sau tôi thấy anh như thế này một lần nữa thì anh hãy đi mà giải thích với quan tòa nhé!”.

Tôi chỉ làm theo lời anh ta được trong chốc lát và nghĩ là sẽ chẳng gặp lại anh ta. Chú chó Rex của tôi thì không thích rọ mõm, vì thế nên tôi quyết định thử vận may của mình. Thật không may, lần này chúng tôi lại gặp anh chàng cảnh sát cưỡi ngựa đó, tôi quyết định mở lời trước. Tôi nói: “Thưa anh cảnh sát, lần này anh lại bắt được tôi, tôi có tội, tôi không chối cải cũng không mượn cớ gì cả, lần trước anh đã cảnh cáo tôi rồi, lần này tôi xin chịu phạt vậy”.

“Anh nói hay lắm, lúc không có người qua lại thì ai cũng muốn để các con chó chạy nhảy một chút”. Anh cảnh sát trả lời rất nhẹ nhàng.

“Vâng, đúng là ai cũng muốn thế, nhưng đây là hành vi phạm pháp”.

“Như chúng chó nhỏ này chắc không thể làm hại người đâu nhỉ”, anh cảnh sát lại mở lối thoát cho tôi.

“Không, không, nhưng chúng có thể cắn chết những con chồn”.

“Ồ, có lẽ anh nhìn nhận vấn đề hơi nghiêm trọng quá rồi”, anh ta nói với tôi: “Thế này nhé, anh hãy cho con chó chạy qua cái núi nhỏ kia, đến chỗ nào mà tôi không nhìn thấy là được”.

Anh cảnh sát đó cũng là một con người, cái mà anh ta muốn là cảm giác được là một người quan trọng. Đối với anh ta, việc tôi dám nhận lỗi sai của mình nghĩa là một sự tôn trọng rất lớn, kết quả tôi đã nhận được sự khoan hồng từ anh. Nếu tôi cứ cố tìm cớ biện hộ cho mình thì không biết kết quả sẽ bi đát tới mức nào.

Carnegie dám nhận lỗi sai của mình và sự việc đã có một kết thúc tốt đẹp, còn chúng ta nghĩ sao? Liệu chúng ta đã rút ra được bài học gì từ kinh nghiệm của ông? Xin kể thêm một câu chuyện nữa để xem chúng ta học được gì từ đó:

Hallian, thị trưởng một thành phố tại bang New Mexico, phát hiện ra mình đã trả lương nhầm cho một nhân viên. Nhân viên đó xin nghỉ phép vài ngày nhưng Hallian đã trả cho anh ta toàn bộ tháng lương. Khi phát hiện ra lỗi sai của mình, Hallian đã giải thích cho người nhân viên đó hiểu rõ và nói mình sẽ sửa sai bằng cách khấu trừ một phần lương của tháng sau. Người nhân viên này nói nếu Hallian làm thế anh ta sẽ gặp phải vấn đề tài chính nghiêm trọng, cho nên xin Hallian trừ dần theo từng tháng. Tuy nhiên, nếu làm vậy Hallian sẽ phải xin phép cấp trên, ông nói: “Tôi biết, nếu làm như vậy cấp trên sẽ không hài lòng. Trong khi tìm ra cách giải quyết thỏa đáng nhất vấn đề này, tôi hiểu rằng mọi việc rối tung lên như vậy đều là do lỗi của tôi, tôi cần nhận lỗi với cấp trên”.

“Tôi nói với lãnh đạo rằng tôi đã mắc phải một sai lầm, và kể cho ông ấy nghe đầu đuôi câu chuyện. Ông ấy bảo tôi đây là lỗi sai của bộ phận nhân sự, còn tôi thì cứ khăng khăng đây là lỗi sai của mình. Ông ấy lại nói đây chắc là sự nhầm lẫn của phòng kế toán, tôi lại giải thích rằng đó là do tôi không cẩn thận. Ông ấy trách cứ hai đồng nghiệp khác trong văn phòng tôi, nhưng tôi nói rằng đó không phải là lỗi của họ. Cuói cùng, ông ấy nhìn tôi và nói: “Được rồi, đây là lỗi của cậu, cậy hãy tìm cách giải quyết lỗi của mình đi”. Khi sai lầm của tôi được giải quyết, mọi chuyện không gây phiền toái cho ai, tôi đã nghĩ rằng mình cũng không đến nỗi tồi. Từ đó về sau, cấp trên rất coi trọng tôi”.

Chúng ta có thể thấy rằng, ở một mức độ nào đó mọi người cảm thấy như mình được giải thoát sau khi thừa nhận lỗi sai của mình, đó cũng có nghĩa là nhận lỗi đem lại cho ta cảm giác an tâm.

Kể cả một kẻ ngốc đến đâu cũng biết tìm ra lý do biện hộ cho sai lầm của mình, nhưng thẳng thắn nhận sai mới có thể được đối phương tha thứ. Đó là một phẩm chất cao thượng mà mỗi người cần phải rèn luyện cho mình để có thể chiếm được sự tin yêu từ người khác.


Trích trong tập sách HIỂU THÊM VỀ CHỮ NHẪN VÀ CHỮ DUNG của Duy Chinh và Kim Cương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập 112
  • Máy chủ tìm kiếm 2
  • Khách viếng thăm 110
  • Hôm nay 38,637
  • Tháng hiện tại 493,128
  • Tổng lượt truy cập 5,278,396
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây