“Cái nghèo thực sự ở đất nước này thường là sự thiếu hiểu biết của cha mẹ”. Các y tá và bác sĩ thì thầm điều đó khi họ băng qua sân trước các khoa và phòng khám. Màu của đất nổi bật trong tòa nhà thấp có nhiều hành lang bên ngoài được ngăn cách bởi những vườn hoa. Sự dịu dàng của nhân viên bệnh viện đối với các bệnh nhân trẻ em gần như khiến các em không còn phòng vệ, và sự trách móc của họ đối với những người cha và người mẹ không phải là một lời buộc tội mà là một nhận xét đau lòng rằng ở Camerun, ngày nay người ta vẫn chết vì nhờ đến thầy phù thủy thay vì đến bệnh viện. Tại bệnh viện Ngaoundal, ở Camerun, tỉnh Adamawa, miền trung đất nước, một trong những cam kết chính là cứu mạng sống bằng cách giật chúng ra khỏi bàn tay của những phù thủy chữa bệnh.
Sốt rét, lao và suy dinh dưỡng
Được thành lập vào năm 2016 bởi các Nữ tu Bác ái Thánh Joan Antide Thouret, bệnh viện là điểm chăm sóc sức khỏe cho khoảng 95 ngàn người, không phân biệt chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo, đặc biệt tập trung vào cuộc chiến chống lại bệnh lao đang rất phổ biến ở đây. Sơ Christine Richard, người Thụy Sĩ, giám đốc bệnh viện giải thích: “Căn bệnh phổ biến và tái phát nhất là bệnh sốt rét, chúng tôi cũng gặp nhiều bệnh về đường hô hấp và số ca mắc bệnh lao ngày càng tăng. Một lý do chính khác là suy dinh dưỡng. Có những đứa trẻ đến đây bị phù nề, dấu hiệu của việc thiếu chất đạm”, do các gia đình ở khu vực này phải đối mặt với tình trạng nghèo đói trầm trọng, nhưng trong một số trường hợp cũng do chế độ đa thê, điều không hiếm ở khu vực này, bởi vì dân số chủ yếu là người Hồi giáo.
Sơ Richard giải thích: “Nếu không có sự thỏa thuận giữa các bà vợ, hoặc nếu người chồng thích người này hơn người kia thì nguồn lực kinh tế không được phân bổ đồng đều và thường là người trẻ nhất phải gánh chịu thiệt hại”. Nghèo đói cho đến nay là tai họa nghiêm trọng nhất ở Ngaoundal cũng như khắp Camerun. Sơ Christine giải thích: “Chúng tôi đã không nhận được tiền hoàn trả trong 11 tháng và chính phủ nợ số tiền tương đương khoảng 46 ngàn euro".
Những đôi mắt trẻ em
Cái nhìn của những đứa trẻ trong sáng nhưng cũng đầy sợ hãi, chúng im lặng, ngay cả những đứa nhỏ nhất, đôi mắt to đen láy của chúng nhìn vào thế giới, bất chấp chiếc kim cắm vào cánh tay nhỏ bé của chúng, mặc dù thực tế là nhiều em trong số này việc đi lại cũng gặp khó khăn, do suy nhược, do suy dinh dưỡng và bệnh tật. Các nhân viên y tế, bác sĩ và y tá, giáo dân và tu sĩ, những người với sự duyên dáng và tế nhị luôn hiện diện âm thầm bên cạnh các em, âu yếm và mỉm cười, cũng như với lòng trắc ẩn, làm hết sức mình cho bệnh nhân và gia đình bởi vì không có người mẹ nào không ở bên cạnh đứa con bé bỏng của mình cả ngày lẫn đêm, cho con ăn; thức ăn được họ nấu trong cơ sở của bệnh viện. Sơ Christine nói tiếp: “Một trong những lý do tại sao với tư cách là một bệnh viện, chúng tôi không cung cấp thức ăn cho người bệnh, bên cạnh thực tế là quá tốn kém, là vì người dân ở đây chủ yếu là người Hồi giáo, không chấp nhận ăn những gì không do chính họ chuẩn bị”. Sự đông đảo vẫn là khó khăn lớn của nơi này, nơi cung cấp mọi hình thức hỗ trợ, bao gồm không gian dành riêng cho nhãn khoa, dịch vụ nha khoa, dịch vụ X quang, phòng thí nghiệm phân tích và máy móc tiên tiến. Có hai tòa nhà hoạt động, một trong số đó là nơi dành cho trường hợp khẩn cấp, hoạt động 24 giờ một ngày.
Sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm
Sơ Christine nói tiếp, bệnh viện “không được biết đến đầy đủ dù mọi người thực sự được giúp đỡ nhờ nó”. Vào năm 2023, số bệnh nhân trung bình bằng 33% số bệnh nhân hàng năm của cơ sở này, điều này, nữ tu giải thích, “quá ít khiến chúng không thể an tâm”. Nghèo khổ, nhưng cũng là vấn đề của những phù thủy chữa bệnh, có nghĩa là bệnh viện trở thành bến đỗ khi đã quá muộn để được cứu sống. Ánh mắt của Sơ Christine không che giấu sự lo lắng, tuy nhiên nó được thể hiện bằng lòng biết ơn. “Bệnh viện của chúng tôi được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm - sơ kết luận - và trong số đó có Tập đoàn Ấn Độ; nếu không có Tập đoàn này, chúng tôi sẽ không thể mua một số máy móc, cũng như chúng tôi đã không thể xây dựng một số tòa nhà và các giếng nước, những thứ giúp chúng tôi ứng phó với một trường hợp khẩn cấp quan trọng khác, đó là nhu cầu cấp thiết về nước”.
Nguồn: https://www.vaticannews.va
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn